Không gian làm việc là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu suất công việc của bạn. Bàn làm việc ngổng ngang, lộn xộn cho thấy tác phong và tính cách của bạn trong công việc, tất nhiên sẽ khiến đồng nghiệp hay cấp trên của bạn nhăn nhó khi bắt gặp.
Vi thế hãy xếp gọn lại bàn làm việc của mình sao cho khoa học và ngăn nắp nhất, không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan, thiện cảm của đối tác, khách hàng, đồng nghiệp mà hiệu suất lao động trong công việc cũng là nguồn cơn tác động lớn lao.
Các bước sắp xếp bàn làm việc luôn ngăn nắp, khoa học
1. Bên trái bàn làm việc
Máy tính hoặc laptop để bàn là sự lựa chọn lý tưởng cho góc bàn làm việc gọn gàng vì kết cấu của những thiết bị này vô cùng nhỏ gọn và sang trọng nên việc chiếm dụng không gian trên bàn không phải là vấn đề. Nên đặt máy tính hoặc laptop bên trái góc làm việc cùng hướng ngồi với bạn, nhưng không nên để sát mép bàn vì tư thế ngồi của bạn sẽ bị lấn cấn, không thoải mái. Lưu ý khoảng trống bên phải nên thoáng sáng tránh bị máy tính hoặc laptop che khuất.
2. Phía trên góc bên phải
Một gợi ý nho nhỏ là bạn nên bố trí một lọ đựng bút và một cái đèn bàn ở vị trí này. Vị trí lọ đựng bút đặt kề máy tính tiện cho mọi tầm với khi sử dụng nhanh chóng, vả lại không bị rơi. Đèn bàn chủ yếu sử dụng vào ban đêm nên góc bên phải là hợp lý nhất để nó không chiếm dụng nhiều khoảng trống.
3. Phía trên góc bên trái
Góc bên trái là vị trí gần kề máy tính và dễ nhìn tổng quan nhất khi làm việc, vì thế những giấy tờ quan trọng luôn được kê xếp ngay ngắn. Có thể lắp một chiếc khay/hộp đựng có ngăn và đánh dấu từng loại sẽ giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng khi cần.
4. Phía dưới góc bên phải
Cũng là vị trí tương đối dễ nhìn trong tầm với. Một cuốn sổ tay ghi chú nhỏ cần thiết cho công việc của bạn, bề mặt cuốn sổ có thể tận dụng đặt điện thoại hay những thiết bị nhỏ gọn.
5. Phía dưới góc bên trái
Đây là vị trí dành cho giấy tờ, hồ sơ cần giải quyết cấp thiết. Là vị trí trong tầm quan sát của bạn vì thế sẽ giúp bạn không bỏ sót hay nhầm lẫn, hỗ trợ bàn hoàn thành công việc trong tầm tay.
6. Các ngăn kéo
Các ngăn kéo chứa các vật dụng quan trọng như danh thiếp đối tác, thư mời, USB, thiết bị ghi âm… và cũng lưu ý không nhét chúng vào quá nhiều cùng một chỗ sẽ khó lấy, khiến chúng rối tung vào nhau. Với ngăn kéo lớn hơn, bạn dùng để tài liệu, hồ sơ ít dùng đến nhưng không thể loại trừ vì sẽ có lúc cần chúng.
7. Khoảng trống dưới gầm bàn
Ở khoảng trống này có thể tận dụng bày trí một số vật dụng, đồ dùng không mấy quan trọng nhưng tính cần thiết cũng là yếu tố trong tương lai. Bên trái góc gầm bàn nên bố trí một sọt rác nhỏ, đây là vị trí khuất nên sẽ không làm ảnh hưởng tới mỹ quan chung và bạn cũng không cần phải vận động không cần thiết khi cần vứt bỏ thứ gì đó. Góc bên phải thích hợp kê một kệ nhỏ đựng các cuốn báo, tạp chí hàng ngày.