Văn phòng đại diện là một trong những yếu tố cần thiết của doanh nghiệp. Nơi đây sẽ đại diện cho các vấn đề liên quan đến pháp lý. Thêm vào đó, việc xây dựng một văn phòng đại diện sẽ giúp khách hàng có thêm sự tin tưởng. Cũng như doanh nghiệp có thể đưa đến dịch vụ hay sản phẩm mà mình đang kinh doanh gần hơn với khách hàng. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như lý do tại sao cần phải có văn phòng đại diện. Chúng tôi sẽ phân tích thật chi tiết thông qua bài viết sau.
Văn phòng đại diện là gì?
Dựa vào pháp luật Việt Nam hiện nay, văn phòng đại diện là “ Là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó” , theo Khoản 2, Điều 45, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định.
Và hiện nay, để mở rộng được quy mô hoạt động các doanh nghiệp hiện nay thành lập rất nhiều văn phòng ở các khu vực, tỉnh thành khác nhau. Với mục đích dễ dàng tiếp cận, mang đến dịch vụ và sản phẩm mình đang kinh doanh đến với khách hàng.
Văn phòng đại diện sẽ bao gồm: văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong nước và văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam.
Đặc điểm chi tiết của văn phòng đại diện
- Một chi tiết thường thấy chính là tên văn phòng sẽ là tên của doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
- Không cần phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập. Các hình thức chi trả thuế sẽ do doanh nghiệp “mẹ” đảm nhận.
- Sẽ có giấy chứng nhận và đăng ký hoạt động riêng. Thêm vào đó là con dấu nhằm phục vụ riêng cho các sổ sách, giấy tờ. Điều này gần như chứng tỏ sự độc lập của văn phòng này đối với doanh nghiệp chủ quản.
- Tuy nhiên sẽ không được thực hiện các chức năng kinh doanh hoặc ký kết các hợp đồng mang giá trị kinh tế với con dấu của văn phòng đại diện. Nhưng vẫn chấp nhận việc ký kết khi có sự ủy quyền của doanh nghiệp đã thành lập văn phòng đó và đóng dấu của doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện có chức năng gì?
Đối với văn phòng đại diện trong nước
- Đầu tiên là nắm chức năng liên lạc trong đổi mọi công việc với doanh nghiệp chủ quản và đối tác/khách hàng.
- Vạch ra các chiến dịch nghiên cứu, đưa thông tin và doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được thị trường, biết được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, tạo ra nhiều lợi nhuận.
- Đóng vai trò đại diện, đưa ra các khiếu nại về việc cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ.
- Hoạt động và phát triển ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và có nhiệm vụ báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.
- Điều động nhân viên tới các văn phòng, chi nhánh khác.
- Thực hiện soạn thảo các hợp đồng, nhưng phải tuân theo quy định của công ty chủ quản.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
- Văn phòng được thành lập và cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Mục đích chính cũng là liên lạc. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến và nghiên cứu thị trường.
- Ngoài ra, cũng sẽ thực hiện các hoạt động, chức năng tương tự với văn phòng trong nước.
Thành lập văn phòng cần những giấy tờ gì?
Dù là văn phòng trong nước hay văn phòng nước ngoài tại Việt Nam cũng cần tuân thủ theo quy định chung. Hồ sơ thành lập phải được nộp ở Cơ quan đăng ký kinh doanh tại nơi đặt văn phòng. Bao gồm:
- Giấy thông báo thành lập văn phòng đại diện.
- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng của doanh nghiệp.
- Bảo sao giấy tờ cá nhân mang tính pháp lý của những người đại diện văn phòng.
Tóm gọn, văn phòng đại diện không có chức năng thực hiện ký kết hay doanh nghiệp. Mà chỉ đảm nhận việc giao tiếp, trao đổi với khách hàng, liên lạc với công ty tổng, quảng bá sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng,…
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động này. Và ngoài các vấn đề pháp lý, bạn cũng cần chú trọng đến vấn đề trang trí, xây dựng nội thất sao cho sang trọng và ấn tượng nhất nhé.
Quý khách cần trang bị nội thất cho văn phòng đại diện hãy tham khảo tại website: https://hoaphatsaigon.com